Đề cương ôn tập Sinh học 12 Phần Sinh thái học
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
2. Các khái niệm trong sinh thái học
Khái niệm Định nghĩa Ví dụ Môi trường sống Phần không gian bao quanh sinh vật, ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng,phát triển và hoạt động của sinh vật. Môi trường nước, môi trường đất, môi trường sinh vật… Nhân tố sinh thái Nhân tố sinh thái bao gồm các nhân tố vô sinh, hữu sinh, con người có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Nước, ánh sáng, nhiệt độ, sinh vật… Giới hạn sinh thái Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tổ sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu dần và chết. Giới hạn nhiệt độ, giới hạn về độ ẩm Quần thể Tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
Đàn cá chép ở trong ao
Quần xã Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian xác định. Quần xã có cấu trúc đặc trưng và tương đối ổn định. Rừng ngập mặn Cân bằng sinh học Số lượng cá thể sinh vật phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường Khi số lượng sâu tăng thì số lượng chim ăn sâu cũng tăng Hệ sinh thái Bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã Hệ sinh thái rừng nhiệt đới Chuỗi thức ăn Một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắc xích, vừa tiêu thụ mắt xích phía trước vừa bị mắc xích phía sau tiêu thụ Cỏ → Thỏ → Hổ Lưới thức ăn Gồm các chuỗi thức ăn có mắc xích chung Chu trình sinh địa hóa Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng; rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường. Chu trình nước, cacbon, nito Hiệu suất sinh thái Tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái Hiệu suất quang hợp Sinh quyển Gồm toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước, không khí của Trái Đất.
3. Các dặc trưng sinh thái của quần thể, quần xã và hệ sinh thái
B. Một số câu hỏi ôn tập Phần Sinh thái
Câu 1: Hệ sinh thái là gì?
A. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
B. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
C. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
D. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
Câu 2: Sinh vật sản xuất là những sinh vật:
A. phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường
B. động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật
C. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân
D. chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp
Câu 3: Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm:
A. hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước
B. hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
C. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt
D. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn
Câu 4: Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:
A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
B. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải
C. sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
D. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
Câu 5: Bể cá cảnh được gọi là:
A.hệ sinh thái nhân tạo B.hệ sinh thái “khép kín”
C.hệ sinh thái vi mô D.hệ sinh thái tự nhiên
Câu 6: Ao, hồ trong tự nhiên được gọi đúng là:
A.hệ sinh thái nước đứng B.hệ sinh thái nước ngọt
C.hệ sinh thái nước chảy D.hệ sinh thái tự nhiên
Câu 7: Đối với các hệ sinh thái nhân tạo, tác động nào sau đây của con người nhằm duy trì trạng thái ổn định của nó:
A.không được tác động vào các hệ sinh thái
B.bổ sung vật chất và năng lượng cho các hệ sinh thái
C.bổ sung vật chất cho các hệ sinh thái
D.bổ sung năng lượng cho các hệ sinh thái
Câu 8: Trong hệ sinh thái có những mối quan hệ sinh thái nào?
A.Chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau
B.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường
C.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài với nhau
D.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường
Câu 9: Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là:
A.có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc
B.có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái
C.điều kiện môi trường vô sinh
D.tính ổn định của hệ sinh thái
Câu 10: Quá trình biến đổi năng lượng Mặt Trời thành năng lượng hóa học trong hệ sinh thái nhờ vào nhóm sinh vật nào?
A.Sinh vật phân giải B.Sinhvật tiêu thụ bậc 1
C.Sinh vật tiêu thụ bậc 2 D.Sinh vật sản xuất
Câu 11: Năng lượng được trả lại môi trường do hoạt động của nhóm sinh vật:
A.sinh vật phân giải B.sinh vật sản xuất
C.động vật ăn thực vật D.động vật ăn động vật
Câu 12: Đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố, … là những ví dụ về:
A.hệ sinh thái trên cạn B.hệ sinh thái nước ngọt
C.hệ sinh thái tự nhiên D.hệ sinh thái nhân tạo
Câu 13: Hệ sinh thái nào sau đây cần bón thêm phân, tưới nước và diệt cỏ dại:
A.hệ sinh thái nông nghiệp B.hệ sinh thái ao hồ
C.hệ sinh thái trên cạn D.hệ sinh thái savan đồng cỏ
Câu 14: Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm:
A.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã
B.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
C.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần thể
D.mô tả quan hệ dinh dưỡng và nơi ở giữa các loài trong quần xã
Câu 15: Trong chu trình sinh địa hóa có hiện tượng nào sau đây?
A.Trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật
B.Trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật
C.Trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật và sinh vật
D.Trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật
Trắc nghiệm Sinh học 12 Phần Sinh thái học
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 35 MTS và các nhân tố sinh thái
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 36 Quần thể sinh vật
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 37 Các đặc trưng cơ bản của QTSV
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 38 Các đặc trưng cơ bản của QTSV (tiếp theo)
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 39 Biến động số lượng cá thể của QTSV
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 40 Quần xã sinh vật
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 41 Diễn thế sinh thái
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 42 Hệ sinh thái
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 43 Trao đổi vật chất trong HST
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 44 Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 45 Dòng năng lượng trong HST và HSST
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 46 Thực hành
- Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 47 Ôn tập
Tài liệu tham khảo
Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.
- Lý thuyết Một số quy luật tác động cơ bản lên sinh thái học Sinh học 12
- Tổng ôn kiến thức Môi trường và các nhân tố của sinh thái Sinh học 12
- Kiến thức cần nhớ Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái Sinh học 12
- Kiến thức trọng tâm Dòng năng lượng trong hệ sinh thái Sinh học 12
- Kiến thức trọng tâm và bài tập Hệ sinh thái Sinh học 12
- Kiến thức trọng tâm Trao đổi chất trong hệ sinh thái Sinh học 12
- Tổng ôn các kiến thức về Sinh thái học quần xã Sinh học 12
- Lý thuyết và bài tập ôn tập Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái Sinh học 12
- Lý thuyết và bài tập ôn tập Diễn thế sinh thái Sinh học 12
Đề kiểm tra Sinh học 12 Phần Sinh thái
Trắc nghiệm online Phần Sinh thái Sinh 12 (Thi Online)
Phần này các em được làm trắc nghiệm online với các câu hỏi trong vòng 45 phút để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả từng câu hỏi.
- Đề ôn tập Chương 1,2-Sinh thái Sinh 12 năm 2021-Trường THPT Hà Nội
- Đề ôn tập Chương 2-Sinh thái Sinh 12 năm 2021-Trường THPT Tây Sơn
- Đề ôn tập Chương 1-Sinh thái học môn Sinh 12 năm 2021 – Trường THPT Đống Đa
Lý thuyết từng bài trong các chương Phần Sinh thái và hướng dẫn giải bài tập SGK
Lý thuyết Sinh học 12 Phần Sinh thái
- Lý thuyết Sinh 12 Bài 35 MTS và các nhân tố sinh thái
- Lý thuyết Sinh 12 Bài 36 Quần thể sinh vật
- Lý thuyết Sinh 12 Bài 37 Các đặc trưng cơ bản của QTSV
- Lý thuyết Sinh 12 Bài 38 Các đặc trưng cơ bản của QTSV (tiếp theo)
- Lý thuyết Sinh 12 Bài 39 Biến động số lượng cá thể của QTSV
- Lý thuyết Sinh 12 Bài 40 Quần xã sinh vật
- Lý thuyết Sinh 12 Bài 41 Diễn thế sinh thái
- Lý thuyết Sinh 12 Bài 42 Hệ sinh thái
- Lý thuyết Sinh 12 Bài 43 Trao đổi vật chất trong HST
- Lý thuyết Sinh 12 Bài 44 Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
- Lý thuyết Sinh 12 Bài 45 Dòng năng lượng trong HST và HSST
- Lý thuyết Sinh 12 Bài 46 Thực hành
- Lý thuyết Sinh 12 Bài 47 Ôn tập
Giải bài tập Sinh học 12 Phần Sinh thái
- Giải bài tập SGK Bài 35 Sinh học 12
- Giải bài tập SGK Bài 36 Sinh học 12
- Giải bài tập SGK Bài 37 Sinh học 12
- Giải bài tập SGK Bài 38 Sinh học 12
- Giải bài tập SGK Bài 39 Sinh học 12
- Giải bài tập SGK Bài 40 Sinh học 12
- Giải bài tập SGK Bài 41 Sinh học 12
- Giải bài tập SGK Bài 42 Sinh học 12
- Giải bài tập SGK Bài 43 Sinh học 12
- Giải bài tập SGK Bài 44 Sinh học 12
- Giải bài tập SGK Bài 45 Sinh học 12
- Giải bài tập SGK Bài 46 Sinh học 12
- Giải bài tập SGK Bài 47 Sinh học 12
Các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem nội dung chi tiết của tài liệu Ôn tập Sinh học 12 Phần Sinh thái học. Hy vọng tài lệu em giúp ích cho các em ôn tập. Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247!