Well Come to Trang An Golf And Resort

Thừa kế đất đai không có di chúc thực hiện như thế nào?

Thừa kế đất đai không có di chúc thực hiện như thế nào?

1. Thừa kế đất đai không có di chúc là gì?

Thừa kế đất đai không có di chúc là một trong hai hình thức chia thừa kế tài sản là đất đai theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành. Theo đó, người thừa kế sẽ được nhận di sản thông qua hai hình thức: Theo di chúc và khi không có di chúc thì nhận theo pháp luật.

Do đó, thừa kế đất đai không có di chúc là hình thức nhận thừa kế mà người thừa kế sẽ nhận di sản theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Trong đó:

– Hàng thừa kế: Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, người thừa kế được chia thành 03 hàng và những người ở cùng hàng được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau, chỉ khi không còn ai ở hàng trên thì hàng dưới mới được hưởng:

  • Hàng thứ nhất: Gồm vợ chồng, cha mẹ đẻ và nuôi, con đẻ, con nuôi của người để lại di sản thừa kế.
  • Hàng thứ hai: Gồm ông bà nội và ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột của người để lại di sản thừa kế mà người này gọi người chết là ông bà nội, ông bà ngoại.
  • Hàng thứ ba: Gồm cụ nội và ngoại; bác chú cậu cô dì ruột; cháu ruột mà người này gọi người để lại di sản thừa kế là bác chú cậu cô dì ruột; chắt ruột của người chết.

– Điều kiện hưởng thừa kế theo pháp luật: Không có hoặc di chúc không hợp pháp; người thừa kế theo di chúc chết trước/cùng thời điểm với người lập; người hưởng di chúc không có quyền hoặc từ chối nhận di sản…

Thừa kế đất đai không có di chúc thực hiện như thế nào? (Ảnh minh hoạ)

2. Thủ tục nhận thừa kế đất đai không có di chúc mới nhất

Thủ tục nhận thừa kế đất đai không có di chúc chính là thủ tục khai nhận hoặc thoả thuận phân chia di sản thừa kế. Do tài sản là đất đai nên căn cứ điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2015, trường hợp này phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực.

Dưới đây là trình tự, thủ tục công chứng văn bản thoả thuận/khai nhận đất đai khi không có di chúc.

2.1 Hồ sơ cần chuẩn bị để nhận thừa kế đất đai không có di chúc

Căn cứ Điều 40 Luật Công chứng năm 2014, hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

– Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng) do người thừa kế ghi đầy đủ thông tin kèm chữ ký.

– Dự thảo Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu những người thừa kế có soạn trước văn bản này).

– Giấy tờ tuỳ thân của những người thừa kế (bản sao): Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hạn sử dụng, giấy khai sinh (trong trường hợp là con hoặc cháu… của người chết), đăng ký kết hôn (nếu người thừa kế là vợ, chồng của người chết), giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, sơ yếu lý lịch Đảng viên…

– Giấy tờ tuỳ thân của người để lại di sản (bản sao): Giấy chứng tử của người chết và của những người ở các hàng thừa kế (nếu có).

– Giấy tờ về di sản thừa kế: Sổ đỏ hoặc sổ hồng, đăng ký xe…

2.2 Nhận thừa kế đất đai không có di chúc ở đâu?

Do thực hiện thủ tục công chứng văn bản thoả thuận hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế nên người thừa kế cần phải đến tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện. Trong đó, người thừa kế có thể lựa chọn một trong hai tổ chức:

  • Văn phòng công chứng.
  • Phòng công chứng.

Lưu ý: Phải đến tổ chức hành nghề công chứng nơi có đất để thực hiện thủ tục này.

Thừa kế đất đai không có di chúc thực hiện trong 5 bước dưới đây (Ảnh minh hoạ)

2.3 Trình tự thực hiện chia thừa kế đất đai không có di chúc

Để công chứng trong trường hợp này, trình tự, thủ tục thực hiện gồm:

Bước 1: Người thừa kế chuẩn bị và nộp đầy đủ hồ sơ

Bước 2: Công chứng viên kiểm tra, xem xét đầy đủ hồ sơ, giấy tờ; nghe và xem xét trường hợp chia thừa kế của người yêu cầu công chứng và đưa ra quyết định:

– Tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

– Từ chối công chứng.

– Yêu cầu người thừa kế bổ sung giấy tờ, tài liệu còn thiếu.

Bước 3: Công chứng viên phải soạn thảo văn bản niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người chết. Nếu nơi này và nơi có đất khác nhau thì công chứng viên còn cần phải niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất.

Trong văn bản thông báo niêm yết, cần phải có đầy đủ các nội dung: Họ tên người để lại di sản, người thừa kế; thông tin về di sản thừa kế, thời gian bắt đầu niêm yết và thời gian kết thúc niêm yết…

Việc niêm yết này được thực hiện trong 15 ngày làm việc.

Bước 4: Sau khi nhận được kết quả niêm yết từ Uỷ ban nhân dân cấp xã, công chứng viên sẽ hướng dẫn người thừa kế ký vào một trong hai văn bản: Thoả thuận phân chia di sản hoặc khai nhận di sản nếu không có khiếu nại, tố cáo về nội dung chia thừa kế.

Bước 5: Công chứng viên đối chiếu bản chính với bản sao giấy tờ đã được người yêu cầu công chứng nộp trước đó. Nếu đầy đủ hồ sơ thì ký xác nhận vào từng trang của văn bản chia thừa kế, ký tên vào lời chứng và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Thời gian thực hiện công chứng là từ 02 – 10 ngày làm việc không kể thời gian xác minh, niêm yết thông báo và nhận kết quả niêm yết.

2.4 Phí, thù lao phải nộp là bao nhiêu?

Khi công chứng trong trường hợp này, người yêu cầu công chứng phải nộp phí và thù lao công chứng. Trong đó:

– Phí công chứng căn cứ vào giá trị của di sản thừa kế và được quy định trực tiếp tại Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC.

– Thù lao công chứng được thu theo thoả thuận của các bên gồm photo giấy tờ, soạn thảo, niêm yết, ngoài giờ hoặc công chứng ngoài trụ sở…

Trên đây là giải đáp chi tiết về: Thừa kế đất đai không có di chúc. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết từ chuyên gia pháp lý của LuatVietnam.

Comments are closed.
Ky Phu,Nho Quan,Ninh Binh, Viet Nam Country
+84.229 6333 111

BOOKING TEE TIME

[formidable id=8 title=true description=true]
Trang An Golf and Resort