TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ -🙠🙠🙠-
BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN
Đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu về Trí tuệ nhân tạo (AI) – một trong
những xu hướng công nghệ nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp 4. Trình bày một số ứng dụng của công nghệ Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực
bán lẻ điện tử
Lớp HP: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN Mã Lớp HP: 2159PCOM Nhóm: 1 Giáo viên hướng dẫn: Th Trần Thị Huyền Trang
Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………………………
- LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………………………
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ……………………………………………………………………………………..
- PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4. ………….
- nghiệp 4) ………………………………………………………………………………………………………………… 1. Khái niệm về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ( cách mạng công
- 2. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.
- 2. Lợi ích ………………………………………………………………………………………………………….
- 2. Hạn chế ……………………………………………………………………………………………………….
- 3. Những xu hướng công nghệ nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp 4.
- PHẦN II: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO – AI …………..
- 1. Lịch sử phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo …………………………………………
- 2. Phân loại công nghệ trí tuệ nhân tạo ………………………………………………………………
- 3. Ưu – nhược điểm của công nghệ AI ………………………………………………………………
- 3. Ưu điểm: …………………………………………………………………………………………………….
- 3. Nhược điểm: ………………………………………………………………………………………………
- 4. Ứng dụng của công nghệ AI trong một số lĩnh vực/ngành. ………………………..
- TRONG LĨNH VỰC BÁN LẺ ĐIỆN TỬ ……………………………………………………………… PHẦN III: ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO – AI
- 1. Trợ lý ảo: …………………………………………………………………………………………………………..
- 2. Chatbot ……………………………………………………………………………………………………………..
- 3. Retarget khách hàng mục tiêu (xác định khách hàng mục tiêu) ………………..
- 4. Robot tự động …………………………………………………………………………………………………..
- KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………………………..
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ……………………………………………………………………………………..
AI : Trí tuệ nhân tạo
IOT: Internet of things
VR: Virtual Reality – thực tế ảo
AR: Augmented Reality – Thực tế Tăng cường
TMĐT: Thương mại điện tử
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4. ………….
1. Khái niệm về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ( cách mạng công nghiệp 4)
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được gọi là Công nghiệp 4. Công nghiệp 4 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng. Công nghiệp 4 cung cấp một cách tiếp cận liên kết và toàn diện hơn cho sản xuất. Nó kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người. Công nghiệp 4 trao quyền cho các chủ doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động của họ và cho phép họ tận dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng.
2. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.
2. Lợi ích ………………………………………………………………………………………………………….
- Công nghiệp 4 đang giúp các công ty dễ dàng hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa các khách hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp và các bên khác trong chuỗi cung ứng. Trong môi trường của Công nghiệp 4, tất cả các bên trong chuỗi cung ứng chia sẻ dữ liệu từ các trang web sản xuất, phương tiện, kho hàng và cơ sở dữ liệu của họ trong thời gian thực (real time). Real time POS (Point of Sale) và dữ liệu hàng tồn kho được cập nhật liên tục để người dùng hiểu tình hình kinh doanh. Đơn đặt hàng khẩn cấp của khách hàng có thể được cập nhật kịp thời và đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Tình trạng và vị trí của sản phẩm có thể theo dõi và kiểm soát được. Chất lượng sản phẩm được kiểm soát tốt hơn và hàng tồn kho được quản lý tốt hơnài đặt thiết bị được tự điều chỉnh dựa trên các vật liệu được sử dụng, sản phẩm được sản xuất và các điều kiện môi trường khác. Sản phẩm sản xuất hàng loạt được tùy chỉnh theo nhu cầu của từng khách hàng. Thiết bị có thể được giám sát từ xa và trục trặc có thể được dự đoán chính xácù loại hình kinh doanh là gì, công nghệ có thể kết nối khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, thiết bị sản xuất và sản phẩm trong suốt vòng đời của sản phẩm và dịch vụ.
- Công nghiệp 4 nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu thông qua hợp tác và liên minh các công ty. Có thể thấy rằng trong tương lai các sản phẩm sẽ không còn được xây dựng bởi một công nhân mà bởi một robot hoặc lập trình viên.
- Những lợi ích mà Công nghiệp 4 mang lại cho các doanh nghiệp được tóm tắt cụ thể như sau: ⮚ Tăng năng suất và doanh thu: Cách mạng Công nghiệp 4 làm gia tăng hiệu quả, tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất dẫn đến tăng doanh thu và lợi nhuận. Công nghiệp 4 là một trong những động lực chính giúp tăng doanh thu của doanh nghiệp và tăng trưởng GDP của các quốc gia. ⮚ Tối ưu hóa quy trình sản xuất:
này không diễn ra ở một nhà máy cụ thể nào mà là trên quy mô toàn quốc, toàn thế giới. Hơn nữa, số lượng công việc con người có thể làm sẽ bị giới hạn lại, chỉ còn lại những việc có yêu cầu chất lượng khắt khe, đòi hỏi trình độ lao động cao. Lao động trình độ thấp hoặc không được đào tạo kỹ lưỡng sẽ không còn chỗ đứng trong xã hội nữa. Vì vậy, dưới sự thay đổi vượt trội của khoa học công nghệ, con người cũng phải thay đổi liên tục và cập nhật để có thể bắt kịp, hòa nhập vào thời đại.
- Thứ ba, cách mạng công nghiệp 4 có thể gây ra những bất ổn về kinh tế, chính trị – xã hội .Tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, hàng triệu người mất việc sẽ dẫn đến mất niềm tin vào cuộc sống. Nếu chính phủ các nước không có biện pháp giải quyết kịp thời sẽ có thể dẫn đến bạo loạn hoặc đụng độ vũ lực. Ngoài ra, nếu chính phủ các nước không nắm bắt được tình hình, thay đổi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển mình trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4, có thể dẫn đến sự bất công. Các doanh nghiệp không thể phát triển được, không kiếm được tiền và dẫn đến phá sản. Từ đó, đất nước cũng mất đi nguồn lực kinh tế, tụt hậu và nghèo nàn. Tóm lại, tuy còn tồn tại những hạn chế như trên, nhìn chung Công nghiệp 4. cho phép chuỗi giá trị thông minh và tích hợp kỹ thuật số cung cấp các khả năng gần như vô hạn. Các giải pháp Công nghiệp 4 giúp cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động, năng suất, chất lượng sản phẩm, quản lý hàng tồn kho, sử dụng tài sản, thời gian tiếp thị, nhanh nhẹn, an toàn nơi làm việc và bền vững môi trường.
3. Những xu hướng công nghệ nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp 4.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4 đánh dấu sự ra đời của nhiều xu hướng công nghệ nổi bật đã tạo ra những đột phá, thay đổi cách sống và làm việc của con người. Chúng nhanh chóng gây ra tiếng vang và được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Dưới đây là 5 xu hướng công nghệ tiêu biểu nhất. 3. AI (Artificial Intelligence): Trí tuệ nhân tạo là trí tuệ do con người lập trình tạo ra cho máy tính, robot, hay các máy móc có các thành phần tính toán điện tử nhằm làm cho máy có những khả năng của trí tuệ và trí thông minh của con người, tiêu biểu như biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ và tiếng nói, biết học và tự thích nghi,… Các ứng dụng cụ thể của AI bao gồm nhận dạng giọng nói và khuôn mặt, dịch thuật, xe tự lái, thiết bị bay không người lái,… 3. IoT (Internet of Things): Internet vạn vật (IoT) là mạng kết nối các đồ vật và thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác giúp cho các thiết bị này có thể thu thập, xử lý và truyền tải các dữ liệu thông tin. Ví dụ tiêu biểu của IoT là hệ thống cửa tự động, Internet công nghiệp cho tới nhà thông minh, thành phố thông minh,… 3. Blockchain:
Blockchain (công nghệ chuỗi khối) là hệ thống cơ sở dữ liệu dạng khối cho phép người dùng lưu trữ và truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được. Các ứng dụng của Blockchain bao gồm hợp đồng thông minh, điện toán đám mây phi tập trung, hệ thống lưới điện vi mô,… 3. VR (Virtual Reality): Thực tế ảo là thuật ngữ miêu tả một môi trường giả lập được tạo ra bởi con người nhờ vào các phần mềm chuyên dụng, và được điều khiển bởi một thiết bị thông minh. Ngoài việc tạo ra không gian ảo, công nghệ thực tế ảo VR còn có thể tương tác thực tế với người dùng qua cử chỉ và nhiều giác quan khác nhau như: Thính giác, khứu giác và xúc giác. VR hiện đang được ứng dụng trong các lĩnh vực giải trí, y tế, giáo dục, quân sự, thám hiểm không gian,… 3. AR (Augmented reality): Công nghệ thực tế ảo tăng cường được nhà sản xuất phát triển dựa trên công nghệ VR, mô tả trạng thái vật lý xung quanh con người, đã được chèn thêm các chi tiết ảo hóa. AR là sự kết hợp của thế giới thật với thông tin ảo, chứ không hề tách riêng biệt giữa thế giới ảo và thực như VR. Công nghệ AR bổ sung những chi tiết ảo được tạo bởi máy tính, smartphone vào thế giới thực để tăng cường sự trải nghiệm. Nó có thể hỗ trợ tương tác với những nội dung ảo ngay trong đời thực như chạm vào, tóm lấy,… Điển hình trò chơi Pokemon Go là một minh chứng rõ nhất. Ngoài ra AR còn được ứng dụng trong mua sắm, tiếp thị, bản đồ hay cả các dịch vụ hẹn hò,…
động, được tạo ra bởi IBM, với khả năng xác định các nước cờ đồng thời dự đoán những bước đi tiếp theo của đối thủ. Thông qua đó, Deep Blue đưa ra những nước đi thích hợp nhất. Tuy nhiên do những hạn chế về công nghệ của những năm 90 mà Deep Blue của IBM không có ký ức cũng như không thể sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để tiếp tục phát triển trong tương lai. Tuy nhiên đây cũng được xem là một thành công lớn trong lĩnh vực nghiên cứu về AI của IBMên cạnh đó, một sản phẩm khác của “gã khổng lồ” Google là AlphaGO được thiết kế để chơi cờ vây, tuy nhiên nó còn tồn tại những hạn chế giống như Deep Blue, đây chỉ là những nghiên cứu ban đầu về AI nên còn nhiều hạn chế và không thể áp dụng rộng rãi. ● Loại 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế. Công nghệ AI này khắc phục được những nhược điểm của của AI phản ứng, đặc điểm của công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế là khả năng sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra những quyết định trong tương lai. Đây được xem là một
4. Ứng dụng của công nghệ AI trong một số lĩnh vực/ngành. ………………………..
phẩm công nghệ như xe không người lái, máy bay drone hoặc những tàu ngầm hiện đại. Công nghệ AI này thường kết hợp với cảm biến môi trường xung quanh nhằm mục đích dự đoán những trường hợp có thể xảy ra và đưa ra quyết định tốt nhất cho thiết bị. Ví dụ như đối với xe không người lái, nhiều cảm biến được trang bị xung quanh xe và ở đầu xe để tính toán khoảng cách với các xe phía trước, công nghệ AI sẽ dự đoán khả năng xảy ra va chạm, từ đó điều chỉnh tốc độ xe phù hợp để giữ an toàn cho xe và tránh gây tai nạn giao thôngác robot với trí tuệ nhân tạo đã được tạo ra ở nhiều nước có nền công nghệ phát triển trên thế giới, và lĩnh vực này vẫn không ngừng phát triển cao hơn nữa. ● Loại 3: Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo. Công nghệ AI này có thể học hỏi cũng như tự suy nghĩ, sau đó áp dụng những gì học được để thực hiện một việc cụ thể. Tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ đã đẩy sự phát triển của AI lên một tầm cao mới. Một trong những minh chứng cho việc này là AI do Facebook tạo ra nhằm hỗ trợ giao tiếp kỹ thuật số được tốt hơn, tuy nhiên các AI này lại vượt ra khỏi tầm kiểm soát của đội ngũ Facebook, chúng được lập trình để sử dụng ngôn ngữ là tiếng Anh, giúp con người có thể đọc hiểu được, tuy nhiên trong quá trình phát triển, những AI này đã cho rằng tiếng Anh là ngôn ngữ chậm phát triển và chúng đã tự tạo ra một ngôn ngữ mới dựa trên dữ liệu có sẵn. Các chuyên gia không thể giải mã được những ngôn ngữ này giữa các AI, vì vậy Facebook buộc phải cho dừng hoạt động để các AI này trước khi chúng bị mất kiểm soát bởi con người. Vì vậy hiện nay, công nghệ AI này vẫn chưa trở thành một phương án khả thi. ● Loại 4: Công nghệ tự nhận thức.
Công nghệ AI này có khả năng tự nhận thức về bản thân, có ý thức và hành xử như con người. Thậm chí, chúng còn có thể bộc lộ cảm xúc cũng như hiểu được những cảm xúc của con người, chúng có thể chia sẻ buồn vui với con người. Đây được xem là bước phát triển cao nhất của công nghệ AI. Tất nhiên đây là giai đoạn mà các nhà khoa học mong muốn, tuy nhiên nó vẫn chưa thực sự khả thi ở thời điểm hiện tại do con người vẫn chưa thể hoàn toàn kiểm soát được chúng. Có lẽ công nghệ AI đang dừng lại ở giai đoạn 3, con người đang cố gắng để kiểm soát hoàn toàn công nghệ AI và ứng dụng chúng vào trong cuộc sống.
3. Ưu – nhược điểm của công nghệ AI ………………………………………………………………
3. Ưu điểm: …………………………………………………………………………………………………….
⮚ Trí thông minh. Chúng ta đều biết, AI là một loại trí tuệ nhân tạo biểu hiện trí tuệ thông qua máy móc. Chúng có khả năng biểu đạt mọi suy nghĩ, hành động, nhận thức như một con người thực sự.Sau khi trải qua hàng loạt các quá trình nghiên cứu và phát triển, giờ đây, trí tuệ nhân tạo dường như có thể sánh ngang với con người. Chỉ cần để Artificial Intelligence trong một lĩnh vực nào đó, Chúng có khả năng bắt chước và thực hiện lại một cách thành thạoự thông minh của trí tuệ nhân tạo AI đã quá rõ ràng. Ngay từ năm 1997 đại kiện tướng cờ vua người Nga – Garry Kasparov đã thu dưới “tay” của Deep Blue. Sự kiện này đã khiến cả giới chơi cờ lẫn thế giới chấn động. ⮚ Tự động hóa. Có vẻ như con người luôn phải làm tất cả mọi việc. Dù từ nông nghiệp cho đến công nghiệp, không đâu là không thấy dấu ấn của con người. Tuy nhiên, khi AI xuất hiện lại hoàn toàn khác. Trí tuệ nhân tạo có thể được “học tập” một lĩnh vực như đã lập trình. Sau đó, nó có thể tự điều hành mọi công việc. AI điều khiển các robot, người máy khác làm việc mà không cần sự điều hành của con người. Mọi thứ đều được tự động hóa. ⮚ Tính nhanh chóng và chuẩn xác Như đã nói ở trên, một trong những ưu điểm của AI là tự động hóa. Đương nhiên, đi kèm với tự động hóa chính là sự nhanh nhạyờ vào những lập trình sẵn có của mình, trí tuệ nhân tạo có khả năng điều khiển các người máy khác làm việc một cách nhanh chóng và đảm bảo chính xác. Bởi người máy thì không cần nghỉ ngơi như con ngườiạng lưới thần kinh nhân tạo và công nghệ trí tuệ nhân tạo với khả năng học tập sâu đang phát triển nhanh chóng, AI xử lý được lượng lớn dữ liệu nhanh hơn nhiều và đưa ra dự đoán chính xác hơn khả năng của con người.
3. Nhược điểm: ………………………………………………………………………………………………
Trí tuệ nhân tạo chính là việc áp dụng khoa học, kĩ thuật vào máy móc giúp chúng có suy nghĩ, có khả năng học tập và lý luận. Máy móc sẽ giúp thay thế con người thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm, giảm thiểu rủi ro cho cuộc sống con
tốt hơn trong việc xác định mong muốn của mình và nhanh chóng biến chúng thành hiện thực. Mọi thứ sẽ diễn ra nhanh đến mức chúng ta không kịp nhận thấy những thay đổi nhỏ và dễ dàng thích ứng với sự thay đổi mà nó mang lại cho chúng ta. Tuy nhiên cũng cần phải nhìn nhận rõ những mặt trái của trí tuệ nhân tạo để có thể có những cách sử dụng tối ưu hơn.
4. Ứng dụng của công nghệ AI trong một số lĩnh vực/ngành. Trong ngành vận tải Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trên những phương tiện vận tải tự lái, điển hình là ô tô. Sự ứng dụng này góp phần mang lại lợi ích kinh tế cao hơn nhờ khả năng cắt giảm chi phí cũng như hạn chế những tai nạn nguy hiểm đến tính mạng. Vào năm 2016, Otto, hãng phát triển xe tự lái thuộc Uber đã vận chuyển thành công 50 lon bia Budweisers bằng xe tự lái trên quãng đường dài 193 km. Theo dự đoán của công ty tư vấn công nghệ thông tin Gartner, trong tương lai, những chiếc xe có thể kết nối với nhau thông qua Wifi để đưa ra những lộ trình vận tải tốt nhất. Trong sản xuất. Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng để xây dựng những quy trình sản xuất tối ưu hơn. Công nghệ AI có khả năng phân tích cao, làm cơ sở định hướng cho việc ra quyết định trong sản xuất. Trong y tế. Ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế là máy bay thiết bị bay không người lái được sử dụng trong những trường hợp cứu hộ khẩn cấp. Thiết bị bay không người lái có tốc độ nhanh hơn xe chuyên dụng đến 40% và vô cùng thích hợp để sử dụng ở những nơi có địa hình hiểm trở. Ví dụ, việc nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nội soi phát hiện polyp đại tràng tại Việt Nam là kết quả của sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật với các chuyên gia nội soi của Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam, Liên Chi hội Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và các chuyên gia công nghệ thông tin đến từ các trường đại học, các doanh nghiệp trong nước với hy vọng trong thời gian không xa sẽ kết nối dữ liệu lớn trong lĩnh vực nội soi giữa các cơ sở y tế. Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong y tế nói chung và nội soi đường tiêu hóa nói riêng không chỉ phù hợp với xu thế hiện nay mà là hướng đi cần thiết trong y học góp phần nâng cao tỷ lệ phát hiện tổn thương, tránh bỏ sót, tích hợp hệ thống báo cáo tự động, tiết kiệm nguồn nhân lực y tế còn đang thiếu hụt hiện nay. Hơn nữa, với bệnh lý của polyp đại tràng, phát hiện sớm sẽ giảm thiểu tỷ lệ ung thư đại tràng. Trong giáo dục. Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo giúp tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực giáo dục. Các hoạt động giáo dục như chấm điểm hay dạy kèm học sinh có thể được
tự động hóa nhờ công nghệ AI. Nhiều trò chơi, phần mềm giáo dục ra đời đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng học sinh, giúp học sinh cải thiện tình hình học tập theo tốc độ riêng của mình. Trí tuệ nhân tạo còn có thể chỉ ra những vấn đề mà các khóa học cần phải cải thiện. Chẳng hạn như khi nhiều học sinh được phát hiện là gửi đáp án sai cho bài tập, hệ thống sẽ thông báo cho giáo viên đồng thời gửi thông điệp đến học sinh để chỉnh sửa đáp án phù hợp. Công nghệ AI còn có khả năng theo dõi sự tiến bộ của học sinh và thông báo đến giáo viên khi phát hiện ra vấn đề đối với kết quả học tập của học sinh. Trong ngân hàng. Các ứng dụng di động thông minh có thể theo dõi hành vi của người dùng và cung cấp các đề xuất cá nhân hóa có giá trị cho họ. Các ứng dụng ngân hàng kết hợp công nghệ AI sẽ hiển thị các dịch vụ, ưu đãi và thông tin chi tiết dựa trên các mẫu tìm kiếm của người dùng. Do đó, các Mobile Banking App có thể cải thiện dịch vụ khách hàng bằng cách tích hợp các chiến lược công nghệ AI. Nhu cầu về loại Mobile Banking App sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) này đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của công nghệ AI trong lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh đó, AI còn giúp ngân hàng quản lý tài sản. Hiện nay, hệ thống ngân hàng đang “đi sâu” vào thế giới AI bằng cách sử dụng hệ thống thông minh, để giúp đưa ra quyết định đầu tư và hỗ trợ nghiên cứu ngân hàng đầu tư. Chẳng hạn, UBS (Thụy Sĩ) hay ING (Hà Lan) đang ứng dụng hệ thống AI rà soát thị trường để thông báo cho các hệ thống giao dịch thuật toán của họ. Ngoài ra, nhiều công ty dịch vụ tài chính đang cung cấp các nhà tư vấn robot nhằm giúp khách hàng của họ quản lý tốt hơn dòng tiền của họ. Thông qua cá nhân hóa, chatbots và mô hình khách hàng cụ thể, những robot tư vấn này có thể cung cấp những “tư vấn chất lượng cao” về các quyết định đầu tư và sẵn sàng cung cấp bất cứ khi nào khách hàng cần. Hiện nay, công nghệ AI trong lĩnh vực ngân hàng đang tiếp tục chuyển đổi để cung cấp mức giá trị lớn hơn cho khách hàng, giảm rủi ro và tăng cơ hội làm công cụ tài chính cho nền kinh tế hiện đại của chúng ta. Trong kế toán và tài chính.
- Xử lý thanh toán/nhận tiền: Các hệ thống quản lý hóa đơn dựa trên AI hiện có đang giúp tài chính cho khách hàng thực hiện xử lý hóa đơn hiệu quả. Chuyển đổi kỹ thuật số trong kế toán và tài chính là không thể tin được. Các máy kỹ thuật số sử dụng AI đang học các mã kế toán phù hợp nhất cho mọi hóa đơn. Nhờ những tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực tài chính.
- Kiểm toán: Số hóa trong quy trình kiểm toán nâng cao mức độ bảo mật. Sử dụng trình theo dõi kỹ thuật số, kiểm toán viên có thể theo dõi từng tệp được truy cập. Thay vì tìm kiếm tất cả các tài liệu giấy, các tệp kỹ thuật số có thể dễ dàng thực hiện công việc kiểm toán. Do đó, quá trình số hóa trong kiểm toán cung cấp độ chính xác của kiểm toán được cải thiện. Do đó, trí tuệ nhân tạo trong kế toán
PHẦN II: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO – AI …………..
TRONG LĨNH VỰC BÁN LẺ ĐIỆN TỬ
❖ Vai trò, lợi ích chung của công nghệ AI trong lĩnh vực bán lẻ:
Công nghệ AI (Artificial Intelligence – trí tuệ nhân tạo) phát triển đã tạo nên một bộ mặt hoàn toàn mới cho ngành bán lẻ, nó khiến cho các cửa hàng hoặc đơn vị bán lẻ truyền thống phải nhanh chóng nhập cuộc để theo kịp cuộc chơi và nâng cao lợi thế cạnh tranh khi mà bán hàng đa kênh online đang phát triển từng ngày từng giờ. Và chính trí tuệ thông minh nhân tạo vừa hỗ trợ trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng vừa tăng doanh thu hiệu quả cho cửa hàng bán lẻ. Hơn cả thế, AI còn giúp phát hiện xu thế đang tiên phong, phân tích hành vi khách hàng để định hướng cho sự phát triển của cửa hàng.
Một số lợi ích khi dùng trợ lý ảo là: ● Tiết kiệm thời gian, chi phí Bởi, sự phức tạp của hệ thống điện thoại truyền thống khiến nhiều nhân viên trở nên chán nản và áp lực. Từ khi áp dụng tính năng trợ lý ảo, công việc trở nên đơn giản hoá. Đặc biệt là người quản lý cũng ít tốn thời gian cho việc đánh giá cuộc gọi và đối chiếu với nhiều tiêu chuẩn. Tất cả dữ liệu được nhập vào DashBoard. Một hệ thống với giao diện cực kì ưa thích. Bao gồm tổng hợp thời gian cuộc gọi thành công, khách hàng giữ máy bao lâu, có vấn đề nào phát sinh,… Những điều trên, tạo một không gian làm việc thoải mái, có hệ thống trong nhân sự. Song song với đó là chi phí hoàn toàn được cắt giảm. ● Đánh giá chất lượng có tính tổng quan Sau những cuộc gọi là những người phân tích chất lượng cuộc gọi vào cuối tháng. Trước đây, họ khá mệt mỏi với những con số phức tạp và số lượng quá nhiều. Do đó, họ thường chọn vài cuộc gọi ngẫu nhiên để phân tích. Điều đó làm việc đánh giá không có tính tổng quan. Và thật tuyệt khi có trợ lý ảo xuất hiện, hệ thống phân tích và thống kê toàn bộ cuộc gọi đến và đi trong mỗi ngày. Nên bảng phân tích đánh giá cuối tháng luôn có sự toàn diện. ● Giám sát được giọng nói tổng đài viên Đây là vấn đề thường gặp khi có quá nhiều giọng miền khác nhau khi trao đổi. Về tông giọng, giới tính, ngữ điệu hay cách truyền tải nội dung. Giờ đây, giọng nói không còn là vấn đề với trợ lý ảo nữa. Vì hệ thống được tích hợp nhiều giọng miền khác nhau và thống nhất với cách diễn đạt thông tin rõ ràng, đầy đủ và thân thiện. Đảm bảo đem lại sự hài lòng nhất đến với khách hàng chúng ta. ● Lượt tương tác với khách hàng cao Với tính năng linh hoạt giờ giấc 24/7/365, không giới hạn địa điểm cuộc gọi. Trợ lý ảo cho phép nhận và trả các cuộc gọi bất kỳ lúc nào mà không tính phụ phí. Chính nhờ lợi ích nổi trội này, mà việc chăm sóc khách hàng trở nên chu đáo, nhiệt tình và tạo tính chuyên nghiệp hơn. Không những thế, dù xử lý nhiều cuộc gọi hằng
ngày nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cuộc gọi. Trợ lý ảo tạo thương hiệu riêng cho doanh nghiệp với tinh thần chăm sóc khách hàng tốt nhất. Chúng sẽ không để khách hàng chờ đợi như gọi điện truyền thống trước đây nữa. Bất cứ vấn đề cuộc gọi đi – đến sẽ được giải quyết ngay trong thời gian đó. ● Tăng chỉ số ROI doanh nghiệp Tổng đài ảo cải thiện được hiệu suất làm việc của bộ máy tổng. Đồng thời, chi phí vận hành doanh nghiệp cũng giảm đi đáng kể, hệ thống nhân sự trở nên trật tự hơn. Từ đó, nâng cao năng suất cuộc gọi, tăng chỉ số ROI (chỉ số doanh thu trên chi phí) cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lợi nhuận dồi dào và khả năng hoàn vốn đầu tư hệ thống lên đến 100%.
TRONG LĨNH VỰC BÁN LẺ ĐIỆN TỬ ……………………………………………………………… PHẦN III: ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO – AI
1. Trợ lý ảo: …………………………………………………………………………………………………………..
Khái niệm: Trợ lý ảo là phần mềm được xây dựng dựa trên nền tảng trí thông minh nhân tạo (AI). Nó được các các hãng công nghệ tích hợp sâu vào trong hệ điều hành với mục đích chính là hỗ trợ người dùng thiết bị thực hiện các thao tác dễ dàng hơn thông qua giọng nói của chính họ. Hiện nay có những trợ lý ảo cực kì nổi tiếng là Google Assistant, Siri của Apple, Bixby của Samsung và Alexa của Amazon.
Vai trò của trợ lý ảo trong lĩnh vực bán lẻ Khi hình thức “tự phục vụ” đang trở nên phổ biến trong mảng dịch vụ bán lẻ, phần lớn tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp sẽ được thực hiện bởi các trợ lý ảo thông minh. Trên thực tế, doanh nghiệp đang dần nhận thấy sự hài lòng cũng như niềm tin của khách hàng đang ngày một gia tăng mạnh mẽ sau sử dụng công
2. Phân loại công nghệ trí tuệ nhân tạo ………………………………………………………………
Trợ lý ảo là phần mở rộng cho nguồn nhân lực, cho phép doanh nghiệp tương tác với khách hàng 24/7 qua nhiều kênh khác nhau, từ điện thoại cho tới website, tin nhắn SMS, và các ứng dụng nhắn tin. Được phát triển trên nền tảng trí tuệ nhân tạo cùng công nghệ xử lý ngôn ngữ tiên tiến, các trợ lý ảo có thể giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả cao, đồng thời giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp bán lẻ và tăng thu nhập ròng.
Theo ông Callan Schebella, Phó Giám đốc Sản phẩm Five9, giờ đây, hình thức “tự phục vụ” đã bước qua giai đoạn bùng phát thuở đầu, và đang trên đà trở thành mô hình dịch vụ khách hàng được ưa chuộng khắp nơi.
Theo Gartner, 85% tương tác với khách hàng sẽ hoạt động dưới dạng “tự phục vụ” trong năm 2022. Đặc biệt, 70% trong số đó sẽ bắt đầu với giao diện giọng nói vào năm 2023. Như vậy, Trợ lý ảo giọng nói sẽ sớm trở thành công cụ phổ biến xuyên suốt mảng dịch vụ khách hàng công ty nghiên cứu thị trường
Alexa gần đây nổi tiếng là một trong những tiếng nói nổi bật trong lĩnh vực thương mại, được tích hợp thành công vào các sản phẩm của Amazon cũng như các sản phẩm của nhà sản xuất khác. Amazon Alexa, hay được gọi tắt là Alexa, là trợ lý ảo được phát triển bởi Amazon, đầu tiên nó được sử dụng cho Amazon Echo và loa thông minh Amazon Echo Dot được phát triển bởi Amazon Lab126. Nó có khả năng tương tác bằng giọng nói, chọn bài hát, lên danh sách cần làm, cài đặt báo thức, phát postcast, đọc sách, và cung cấp thông tin thời tiết, giao thông, thể thao và các thông tin hiện tại như tin tức. Alexa cũng có thể làm việc như một hệ thống điều khiển nhà tự động bằng cách điều khiển các thiết bị thông minh khác. Người sử dụng có thể nâng cấp khả năng của Alexa bằng cách cài đặt những “kỹ năng” (một chức năng bổ sung được phát triển bởi nhà cung cấp khác, thường được gọi là các ứng dụng, ví dụ ứng dụng thời tiết và tính năng âm thanh).
Bằng cách sử dụng Alexa trên thiết bị Echo của Amazon, khách hàng khám phá các buổi biểu diễn địa phương vào cuối tuần thông qua StubHub, thu xếp vận chuyển đến và từ sự kiện Uber hoặc đặt bữa tối từ sự kiện Domino’s (theo dõi trạng thái đơn hàng trong thời gian thực tế). Tại Amazon, khách hàng có thể sử dụng Alexa để tìm kiếm, mua hàng chỉ bằng giọng nói. Ví dụ: một khách hàng sẽ nói “Alexa, đặt hàng” và tên của sản phẩm họ muốn mua. Alexa kiểm tra lịch sử mua hàng được lưu trữ của người mua và đề xuất các sản phẩm dựa trên dữ liệu trước đó. Nếu dữ liệu trong quá khứ không hiển thị các đơn đặt hàng trước đó như hiện tại, thì Alexa đề xuất các sản phẩm “Lựa chọn của Amazon” trước. Alexa thông báo giá của sản phẩm và hỏi người mua có muốn mua sản phẩm đó không. Nếu có, Alexa đặt hàng; nếu câu trả lời là không, Alexa có thể đề xuất các tùy chọn khác.
Những trợ lý ảo này có tác động tương đối đến ngành bán lẻ điện tử. Nó giúp cải thiện chất lượng mua sắm của người tiêu dùng đồng thời tối ưu hóa tài nguyên cho người tiêu dùng bằng cách tiết kiệm thời gian, chi phí, … Hiện nay TMĐT đã và đang phát triển trở thành phương thức mua bán tiêu chuẩn, những công ty đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu AI có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu, giúp tăng trải nghiệm khách hàng và tăng lợi nhuận công ty. Không chỉ vậy, AI trong TMĐT sẽ tác động đến các giao dịch, giữ chân khách hàng, tạo sự hài lòng. Nắm bắt cơ hội ứng dụng AI, các doanh nghiệp đã triển khai và hợp tác với các công ty đối tác, nhằm hợp nhất năng lực về AI, từ đó tạo ra các giải pháp tối ưu hơn. 2 Nhiều nhà bán lẻ Thương mại điện tử trở nên tinh vi hơn với khả năng của AI trong việc tiếp cận và thu hút sự chú ý đang dần phổ biến và được gọi là “Conversational commerce” (Thương mại điện tử trên nền tảng di động, tích hợp khả năng giao tiếp giữa người bán và người mua thông qua các ứng dụng tin nhắn như Facebook Messenger, WhatsApp…).
Trong ngành Thương mại điện tử, đó là sự kết hợp của hình ảnh, giọng nói, bài viết và dự đoán. Nhu cầu của người tiêu dùng đang phát triển nhanh chóng nên các nhà bán lẻ phải vật lộn để theo kịp. Nếu các thương hiệu muốn tồn tại thì đây là một trong những chiến lược kinh doanh cần phải ưu tiên thực hiện. Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo thông qua ứng dụng ‘chatbot’ chỉ là một cách để thúc đẩy cuộc trò chuyện trong kỷ nguyên conversational commerce. Vậy, Chatbot Là Gì?
2. Khái niệm Chatbot
Chatbot là một phần mềm, ứng dụng được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giúp con người quản lý các cuộc trò chuyện, tương tác với người dùng bằng âm thanh hoặc tin nhắn văn bản thay vì trao đổi trực tiếp với người thật.
Để dễ hình dung, có thể coi chatbot như một tư vấn viên/trợ lý ảo giải đáp những thắc mắc cho người dùng hoặc chăm sóc khách hàng trên môi trường internet.
2. Các tác động của ứng dụng Chatbot đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ điện tử Thứ nhất, Cải thiện sự hài lòng của khách hàng Khách hàng không có sự kiên nhẫn, đặc biệt là trong 60s đầu tiên khi họ đặt câu hỏi cho một cửa hàng. Chatbot trên các sàn thương mại điện tử đóng vai trò như người chăm sóc “khoảng thời gian vàng” này, nó phản hồi ngay lập tức khi khách hàng tương tác.
Không tốn thời gian chờ đợi, không phán xét, luôn trong trạng thái thân thiện, gần gũi, cung cấp thông tin minh bạch, điều hướng khách hàng đến nơi họ muốn – chatbot đem đến những trải nghiệm mua sắm hiện đại, thông minh và cực kỳ dễ chịu cho khách hàng.
Theo nghiên cứu “Khảo sát hỗ trợ khách hàng tiêu dùng” của HubSpot, các khách hàng thường thiếu kiên nhẫn nếu sau 10 phút không nhận được trả lời từ người bán, với 90% số người được hỏi cho biết “phản hồi ngay lập tức” là điều đầu tiên quyết định việc họ có mua hàng không. Nhờ tích hợp AI, các chatbot có thể nhanh chóng đưa ra câu trả lời chính xác cho khách hàng.
Đương nhiên phần mềm chat không thể thay thế hoàn toàn vai trò của con người. Nhưng nó rút ngắn thời gian trực chat, giảm đến 29% chi phí nhân sự và quy trình chuyển giao dữ liệu giữa các bộ phận.
Ví dụ, dựa trên các lựa chọn khách hàng, chatbot có thể chuyển khách ấy đến bộ phận nhân viên kinh doanh của khu vực ấy. Càng rút ngắn thời gian và nhanh gọn thao tác, càng khiến khách hàng cảm thấy sự chuyên nghiệp, tận tâm và sẵn sàng trung thành với dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp.
Thứ hai, Xây dựng lòng trung thành của khách hàng