Xiaomi Piston iron là dòng thay đổi về thiết kế nhiều nhất của Xiaomi. Từ phiên bản 2.0 lên 3.0 là cả một thiết kế hoàn toàn khác biệt, đẹp hơn, lịch lãm hơn và cũng tiện dụng hơn. Xiaomi Piston iron như một phiên bản dung hòa về thiết kế của cả 2 phiên bản trước đó. Housing Iron được làm housing hoàn toàn bằng kim loại, không phải sắt mà có vẻ là nhôm nên rất nhẹ. Từ phần housing tới ống ấm có một phần nhô ra khá lớn, đây có lẽ là chỗ hãng đặt driver Dynamic, còn BA sẽ được đặt ở phía sau. Nhìn chung, Iron có thiết kế na ná chiếc Titan tới từ Dunu, nhưng vẫn là một chiếc Inear thuần. Ống âm hơi chéo chéo vào tai, nhằm tạo sự thoải mái nhưng kéo theo đó là Iron sẽ không cách âm một cách hoàn hảo, nhất là so với các đối thủ đeo kiểu Over-the-ear khác!
Thông số kĩ thuật của Xiaomi Piston iron
+ 2 driver mỗi bên, 1 dynamic 1 BA+ Tần số đáp ứng 20Hz – 20kHz+ Dây dài 1.25m+ Độ nhạy 101dB+ Trọng lượng 14g+ Jack cắm 3.5 mạ vàng+ Sử dụng công nghệ HD Audio
Chất âm Xiaomi Piston iron tốt hơn thế hệ cũ
Piston 2.1 có chất âm rất tiến, thậm chí nghe một thời gian sẽ bị mệt. Nhưng 3.0 lại nhẹ nhàng, ít điểm nhấn hơn. Và tới Iron 4.0, hãng đã tìm được chất âm ở giữa, dễ nghe, dễ cảm nhận nhất. Chất âm 4.0 hơi ngả tối một chút, với phần bass dày dặn và mạnh mẽ, mid đưa tiến về phía trước và phần treble lên khá cao. Chất âm này làm người nghe không quá mệt, cũng vẫn có khá nhiều điểm nhấn để thưởng thức
Bass của Xiaomi Piston iron sôi nổi và mạnh mẽ hơnPhần trầm của Iron được đảm nhiệm bởi một chiếc dynamic lớn, nên người dùng sẽ không phải lo về kiểu bass “đuổi ruồi” của những chiếc tai nghe đơn BA! Lượng bass của Xiaomi nằm ở trên mức trung bình, chưa tới mức để gọi là bassy nhưng vẫn hơn khá nhiều tai nghe cùng tầm giá. Bass của Iron cho ta cảm giác “sôi nổi” và mạnh mẽ giống với 2.0 hơn là kiểu đầm ấm và nhẹ nhàng của 3.0. Đa phần bass của Iron nhấn vào mid và high bass cho cảm giác hơi boomy và trôi nổi, bloated
Tuy vậy thì sub bass cũng xuống đủ sâu tới một điểm trước khi roll off hẳn. Với bài Wipe Out của The Vultures, vẫn có những điểm Iron thể hiện được độ gằn và kiểu trầm đập xuống ngực của người dùng, xuống đủ sâu. Phần high bass kéo đuôi dài hơn so với trung bình một chút, tốc độ mid bass cũng không quá nhanh nên Xiaomi Piston iron có thể chơi được khá tốt các dòng nhạc EDM và Dance. Thử với bài Wizard của Martin Garrix và Jan Hardway, Iron cho âm trầm đánh gọn, tập trung ở một chỗ, chỉ một số đoạn có sub bass là hơi lan sang 2 bên. Ở một số bài Jazz và Ballad cũng vậy, bass được tóm gọn lại một điểm, chơi rồi ngắt tại điểm đó. Phần nền âm của Xiaomi Piston iron cũng chỉ hơi ngả tối chứ không quá ấm và dày, nên phần bass cũng không vì thế mà có cảm giác quá đà. Đây là một âm bass đúng chất dynamic ở tầm giá dưới 1tr đồng, nhấn mid bass và high bass để chơi nhạc mạnh
Ta không thể đòi hỏi một Inear ở tầm dưới có sub bass sâu và có độ chi tiết cực tốt để chơi đủ mọi loại nhạc, nhưng Xiaomi Piston iron làm được phần này không quá tệ. Các âm giọng ở quãng trầm vẫn giữ tính chất là giọng, không bị thành một cục trầm. Âm trống có độ căng, tốc độ không quá nhanh mà cũng không kéo đuôi quá dư thừa. Để tóm gọn lại, đây là một phần trầm khá tốt, tận dụng được thế mạnh từ chiếc driver Dynamic. Nhưng với kiểu đánh đa phần mid và high bass, hơi boomy nhẹ thì Iron sẽ hợp với nhạc trẻ, nhạc mạnh, EDM Dance hơn là nhạc Jazz, Ballad nhẹ nhàng!
Mid của Xiaomi Piston iron tiến và khỏe khoắn như chiếc 2.0
Sau cuộc “thí nghiệm” với kiểu mid đầm ấm và lùi ở 3.0 thì Xiaomi lại trở lại với kiểu mid tiến và khỏe khoắn như chiếc 2.0 ở Xiaomi Piston iron. Mid được làm khá tiến, không tới nỗi đập tới thẳng mặt người nghe, nhưng không quá lùi như chiếc 3.0! Giọng ca sĩ có một chút gì đó mảnh mai, sáng và hơi sắc đúng chất của driver BA! Phần low mid cũng vì thế mà không phải là thế mạnh của tai nghe! Giọng Tim Foust trong bài Your man hơi mỏng hơn so với mặt bằng chung của các tai nghe tầm giá này. Tất nhiên, vẫn có những chiếc tai nghe thuần BA khác làm phần này mỏng hơn, đây là hiện tượng chung của BA rồi, không thể tránh khỏi. Phần trầm khá mạnh, thậm chí lên tới high bass nhưng low mid lại mỏng nên tính liên kết, mạch lạc (coherence) của phần này là khá ít. Giọng nền trầm trong bài hát này rất trầm, đặc và lan tỏa nhưng ngay giọng low mid của ca sĩ chính lại hơi sáng và mỏng
Mình không nói cách chơi này chán, có những chiếc tai nghe có tính mạch lạc làm rất tốt nhưng lại là tệ chung, nhưng có những chiếc sự coherence khá tệ nhưng lại có chất âm rất tốt, ví dụ như chiếc Velvet của Earsonics. Với trường hợp của Iron, mình cho đây là một thế mạnh, tạo ra sự khác biệt trong âm thanh tạo ra được điểm nhấn. Nhưng với những ai chuyên nghe nhạc vocal, Jazz, folk nam trầm thì Iron không phải là lựa chọn hoàn hảo nhất, có lẽ 3.0 sẽ hợp hơn!
Nhìn tổng thể phần mid 4.0 khá mỏng, có khá nhiều âm hơi, âm giọng thường được làm sáng. Trong bài Rung of Fire, phần hòa âm phía sau tai được Iron thể hiện nuột, đủ airy thể tạo được không gian sôi động. Những giọng chính được làm mỏng, sáng, nhưng được chơi trên nền phần bass của Xiaomi Piston iron cũng khá đầm nên vẫn đủ dễ nghe. High mid lên khá cao, không bị roll off nên tất nhiên tùy nhạc sẽ vẫn xảy ra hiện tượng sibalance giọng ca sĩ. Những giọng nữ cao như Yao si ting, với những bài nhiều âm “Shhh” sẽ có bị sib, tùy gu mỗi người sẽ có thể chấp nhận được hay không. Với những ai quen với những tai nghe BA của Sony, dòng AD của ATH thì đây sẽ không phải là vấn đề quá lớn. Đây là một kiểu mid mới nghe sẽ hơi khó nghe, nhất là với những ai đã quen kiểu mid đầm nhẹ nhàng từ những tai nghe thuần Dynamic ở tầm giá này, nhưng sau khi nghe một thời gian sẽ quen, và tìm ra những điểm sáng!
Treble của Xiaomi Piston iron nằm ở mức khá
Khi chuyển từ 2.0 lên 3.0, hãng đã giảm treble của Xiaomi Piston iron xuống một chút để giúp dễ nghe hơn. Lần đầu mình được thử chiếc 2.0, ấn tượng đầu tiên đây là một tai nghe nổi bật, nhiều cá tính, nhất là ở dải treble, thậm chí còn quá nhiều gây ra sib. 3.0 phần này được làm nhẹ nhàng hơn, ngọt ngào hơn một chút để có thể chơi nhạc trữ tình hơn. Ở 4.0, hãng đã làm được lượng treble này khá hợp lí. Lượng treble nằm trên mức trung bình một chút, đủ để nổi lên những lúc cần có. Treble lên khá cao, ít bị roll off quá sớm hay bị các thành phần khác che mất
Treble vì lên cao nên ở một số bài cũng sẽ xảy ra hiện tượng sibalance, nhưng gần như là rất nhẹ, không ảnh hưởng nhiều tới chất âm chung. Đây là điểm mạnh của 4.0 so với 2 phiên bản trước, giúp 4.0 có thể chơi được nhiều thể loại nhạc hơn và không bị mệt tai. Treble Xiaomi Piston iron có không gian vừa đủ chơi, vì bass cũng không bị quá tràn. Với bài “Dream a little dream of me” của Lucy Durack, treble của 4.0 cho ra chơi lạnh, sắc và có nhiều tính kim khí hơn là sự ngọt ngào. Phần cao này của Iron 4.0 có nhiều điểm giống với dòng Titan của Dunu, một phần cũng vì kiểu đeo hơi hờ, âm treble có lẽ cũng vì vậy và lạnh hơn nhiều. Tốc độ treble khá nhanh, gần như đánh ra rồi tan luôn ít để lại dư âm nhiều! Phần treble sáng và khỏe khoắn như vậy đã thể hiện được thế mạnh của chiếc BA có trong Iron!Kết luậnXiaomi Piston iron tiếp tục là một trong những chiếc tai nghe đáng giá trong tầm dưới 500 ngàn giống với 2 phiên bản trước đó của hãng. Đây là một chiếc tai nghe có thiết kế đẹp, chất lượng hoàn thiện khá tốt. Khi nói về chất âm, hãng cũng đã phần nào tận dụng được những thế mạnh của cả 2 loại driver khác nhau, tạo nên một chất âm dễ nghe, nhưng vẫn đủ điểm nhấn để người dùng thưởng thứcƯu điểm+ Thiết kế đẹp, mang tính tiện dục+ Có mic thu âm, nút chỉnh nhạc+ Chất lượng hoàn thiện khá+ Tai nghe Hybrid ở tầm giá rẻ+ Chất âm dễ nghe nhưng đủ điểm nhấnNhược điểm+ Đeo hơi hở nên cách âm không hoàn hảo+ Chất âm có thể không hợp với một số người+ Âm trường không thực sự rộng