- Lợi ích của tư thế góc cố định trong yoga
- Hướng dẫn thực hiện động tác góc cố định
- Lưu ý khi thực hiện
- Biến thể của động tác góc cố định
Tư thế góc cố định là tư thế thường thấy trong các lớp yoga cơ bản. Dù nhìn có vẻ đơn giản nhưng đây lại là một trong những tư thế nền tảng mà bạn nhất định không được bỏ qua.
Tư thế góc cố định (Cobbler Pose) có tên tiếng Phạn là (Baddha Konasana. Đây là động tác giãn cơ cơ bản mà hầu như ai cũng có thể thực hiện. Không những vậy, chỉ cần kiên trì tập luyện một thời gian, bạn sẽ ngạc nhiên về những thay đổi rõ rệt của cơ thể cũng như những lợi ích tuyệt vời của động tác yoga này mang lại. Hãy cùng chúng mình xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu hơn về tư thế góc cố định trong yoga nhé.
Lợi ích của tư thế góc cố định trong yoga
Khi được giới thiệu về tư thế góc cố định, chắc chắn bạn sẽ thấy tư thế này rất quen thuộc bởi đây là tư thế ngồi thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thực tế, đây là tư thế rất tốt cho sức khỏe bởi nó có thể:
- Mở hông và háng
- Giãn hông, đùi trong, giúp giảm áp lực do ngồi nhiều
- Tạo sự chuẩn bị cho cơ thể để thực hiệ các tư thế ngồi thiền khác đòi hỏi sự linh hoạt ở hông và háng như tư thế hoa sen, tư thế bán hoa sen.
Tuy nhiên, chúng ta lại thường quên mất thói quen này. Thay vào đó, chúng ta lại có xu hướng dành nhiều thời gian ngồi trên ghế với 2 chân duỗi, một tư thế có thể là “thủ phạm” gây đau lưng và ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng đi, đứng của cơ thể.
Hướng dẫn thực hiện động tác góc cố định
Tư thế góc cố định với biến thể gập người về phía trước
Để thực hiện tư thế góc cố định, bạn hãy:
- Bắt đầu ở tư thế nhân viên (Dandasana) với hai chân duỗi thẳng trước mặt
- Gập hai đầu gối và di chuyển sao cho hai lòng bàn chân chạm vào nhau. Sau đó, bạn để đầu gối nghiêng sang hai bên
- Di chuyển chân càng gần cơ thể càng tốt. Tuy nhiên, nếu thấy đau, bạn có thể dừng lại
- Ấn mạnh hai mép ngoài của bàn chân vào nhau. Bạn có thể dùng tay giữ chặt 2 ngón chân cái
- Ngồi thẳng lưng và giữ tư thế tùy theo khả năng của bạn.
Lưu ý khi thực hiện
Không dùng tay ấn đầu gối xuống hoặc cố gắng ép đầu gối chạm sàn khi thực hành. Nếu không thể để đầu gối chạm sàn, hãy để đầu gối ở vị trí thấp nhất một cách tự nhiên. Theo thời gian khi luyện tập thường xuyên, cơ thể bạn sẽ dần trở nên linh hoạt và bạn có thể dễ dàng để đầu gối chạm sàn mà không cần hỗ trợ. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh cong lưng và vai. Thay vào đó, hãy cố gắng giữ lưng thẳng và vai thả lỏng.
Biến thể của động tác góc cố định
Động tác góc cố định nằm ngửa – Biến thể thường gặp của tư thế góc cố định
- Tư thế góc cố định nằm ngửa (Supta Baddha Konasana) là biến thể phổ biến của tư thế này. Tuy nhiên, thay vì thực hiện ở tư thế ngồi thì tư thế này lại thực hiện ở tư thế nằm ngửa.
- Bạn có kê một tấm đệm dưới mông nếu cột sống cong về phía trước khi ngồi thẳng trên sàn. Bạn cũng làm điều này trong trường hợp hông bị căng khiến đầu gối nâng lên.
- Bạn có thể đặt một khối gạch tập yoga dưới mỗi đầu gối để hỗ trợ nếu đầu gối của bạn ở rất xa sàn.
Khi đã thành thạo và muốn tiếp cận tư thế sâu hâu, bạn có thể thực hiện động tác gập người về phía trước. Trong quá trình tập, hãy cố gắng giữ lưng thẳng. Nếu đầu không thể chạm sàn, bạn có thể đặt một khối gạch yoga phía dưới trán để hỗ trợ.
Dù đâyy là tư thế khá đơn giản nhưng nó không phù hợp với người bị chấn thương ở háng, đầu gối. Nếu bạn có các vấn đề trên hoặc bị đau khi thực hiện, hãy dừng tập ngay lập tức.
Đăng bởi: Vân Hồng
Từ khoá: Lợi ích và cách thực hiện tư thế góc cố định trong yoga