Tâm lý học trẻ em và giáo dục có quan hệ tương hỗ mật thiết với nhau. Usinxki viết: “ Nếu muốn giáo dục con người về mọi mặt thì trước hết giáo dục phải hiểu biết con người về mọi mặt”. Người ta đã đưa ra một phép so sánh như sau: “Nếu từ đứa trẻ 5 tuổi đến người lớn, khoảng cách chỉ là một bước thì từ đứa trẻ sơ sinh đến đứa trẻ 5 tuổi là một khoảng dài kinh khủng”.
Gần đây công trình nghiên cứu trẻ em trước tuổi đến trường của Phó Tiến Sĩ Phạm Mai Chi – Viện nghiên cứu trẻ em khẳng định:
“Sự phát triển trí tuệ của con người đạt được ở giai đoạn bào thai đến 4 tuổi là 50%, từ 4-8 tuổi đạt được 30% và tiếp tục hoàn thiện đến tuổi trưởng thành nhưng tốc độ chậm dần”.
Điều đó để nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục tiền học đường ( tức là giáo dục Mầm non) có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của đứa trẻ.
Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên của quá trình giáo dục thường xuyên cho mọi người, nhằm giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, là giai đoạn đầu tiên của việc hình thành và phát triển nhân cách con người và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.
+Sự thành đạt của trẻ ở lứa tuổi này nó có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển suốt đời của trẻ. +Do đó giáo dục Mầm non có vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục con người.
Trẻ dưới 5 tuổi – lứa tuổi được coi là thời kỳ “vàng”, cửa sổ của các cơ hội giáo dục khai mở tiềm năng. “Thời kỳ vàng ngọc của cuộc đời”
Bởi vậy, các nhà trẻ, trường mẫu giáo cần được tổ chức sao cho gần giống cuộc sống gia đình, ở đó Ngôi trường là nhà, cô giáo là mẹ, các cháu là con
1. Đặc điểm phát triển của trẻ sơ sinh (0 – 2 tháng)
2. Đặc điểm phát triển của trẻ hài nhi ( 2 – 15 tháng)
3. Đặc điểm phát triển của trẻ nhà trẻ (ấu nhi) ( từ 15 tháng đến 36 tháng)
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ HÀI NHI ( 2 – 15 THÁNG)
Ngay trong thời kì hài nhi, trẻ em đã thực hiện những hoạt động khá phức tạp với các đồ vật, nhưng những hành động của trẻ hài nhi với đồ vật chỉ là vu vơ (manipulation) chứ không nhằm vào việc khám phá chức năng và phương thức sử dụng nó. Do đó trẻ chơi nghịch với cái thìa cũng chẳng khác gì chơi với cái bút, cái que. Khi bước vào tuổi ấu nhi, mối quan hệ giữa trẻ với thế giới đồ vật được thay đổi đáng kể. Đồ vật lúc này đối với trẻ không phải chỉ là cái để nghịch, để chơi mà còn chứa đựng trong đó một chức năng nhất định và có một phương thức sử dụng tương ứng. Chẳng hạn cái thìa dùng để xúc cơm và có cách cầm thìa nhất định
(1) Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo
Giao tiếp với người lớn là một nhu cầu bức thiết của trẻ. Nhu cầu này là do yêu cầu khách quan, trẻ em cần phải được chăm sóc thường xuyên của người lớn, mặt khác cũng lại do cư xử của người lớn, đã khơi gợi ở trẻ những xúc cảm ban đầu.
Giao tiếp trực tiếp với người lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Đặc biệt là về mặt xúc cảm.
Trong giao tiếp với người lớn, trẻ tiếp nhận được những sắc thái xúc cảm khác nhau của người lớn, rồi dần dần trẻ cũng thể hiện được những xúc cảm khác nhau của mình.
Vào khoảng tháng thứ 6 đến tháng thứ 8, ở trẻ xuất hiện một hiện tượng mới: lúc có người lạ đến gần trò chuyện với bé, bé không mỉm cười ngay như trước mà tỏ ra sợ hãi, từ chối không muốn giao tiếp. Đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển cảm xúc.
Sự sợ hãi trước người lạ cho thấy rằng đã xuất hiện ranh giới giữa bản thân và vật thể xung quanh, cũng tức là xuất hiện một bản ngã thô sơ (là cái ” tôi”, tuy còn mờ nhạt).
Cùng với giao tiếp trực tiếp với người lớn, dần ở trẻ xuất hiện nhu cầu sờ mó, cầm nắm các đồ vật.
Từ đó nhu cầu giao tiếp trực tiếp sẽ nhường chỗ cho giao tiếp với đồ vật, tức là giao tiếp với người lớn để tiếp xúc với đồ vật. Lúc này người lớn trở thành khâu trung gian giữa trẻ và đồ vật. Người lớn dẫn dắt đứa trẻ đến với thế giới đồ vật và hướng dẫn nó biết hành động với các đồ vật đơn giản.
Nhờ hoạt động phối hợp với người lớn, ở trẻ nảy sinh khả năng bắt chước hành động của người lớn. Khả năng này là điều kiện quan trọng để tiếp thu những điều dạy dỗ của người lớn, mở rộng vốn kinh nghiệm của trẻ.
Khả năng bắt chước những hành động của người lớn được phát triển mạnh trong suốt thời kỳ hài nhi. Đến cuối tuổi này thì sự bắt chước tăng lên rõ rệt (chải tóc giống mẹ, đọc sách giống bố…)
Như vậy hành động của người lớn xung quanh đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển những phẩm chất tâm lý của trẻ.
Trong quá trình giao tiếp, người lớn luôn hướng dẫn, uốn nắn hành vi của trẻ, bằng con đường đó, đứa trẻ dần dần dần hình thành được những thói quen tốt và học cách ứng xử đúng đắn.
Tóm lại: Trong suốt thời kỳ hài nhi nếu không có sự tiếp xúc với người lớn thì sự phát triển tâm lý của trẻ không thực hiện được. Giao tiếp với người lớn được coi là điều kiện tiên quyết để trưởng thành.
(2) Sự phát triển vận động, hành động với đồ vật và sự định hướng vào môi trường xung quanh
Sự tiến bộ của những vận động và hành động của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào sự hướng dẫn của người lớn. Nếu người lớn thường xuyên chú ý tới trẻ và tổ chức hành động cho trẻ thì những vận động và hành động của trẻ có những bước tiến rõ rệt và đóng vai trò tích cực trong sự phát triển tâm lý.
- Bò là cách vận động đầu tiên của trẻ. Thường thì khoảng 7 – 8 tháng trẻ bắt đầu biết bò. Thoạt tiên là trườn, sau đó là bò lồm cồm cả hai chân và hai tay.
Trước khi biết đi, trẻ học cách đứng dậy trên hai chân có vịn, rồi không cần vịn tay, đi men rồi sau đó chập chững từng bước một. Quá trình này rất cần sự giúp đỡ của người lớn. Trong những tháng đầu tiên trẻ khám phá môi trường xung quanh bằng thị giác, thính giác và vị giác. Sau tháng thứ ba trẻ bắt đầu dùng hai tay để sờ mó đồ vật. Đến tháng thứ tư trẻ bắt đầu nắm lấy đồ vật, có khi nắm đồ vật trong tay một hồi lâu, tuy vậy trẻ vẫn chưa hoàn toàn làm chủ hành động nắm. Từ tháng thứ sáu trở đi thì động tác nắm được cải thiện hơn . Khi trẻ có thể cầm nắm đồ vật trong tay thì nó bắt đầu thao tác với đồ vật bằng tay. Những thao tác đầu tiên rất đơn giản (cầm lấy rồi buông ra), sau đó thao tác trở nên phức tạp hơn (đẩy đồ vật ra xa hay xích lại gần…). Khi trẻ bắt đầu thực hiện các vận động và thao tác với các đồ vật thì các giác quan của trẻ phát triển mạnh hơn và có thêm nhiệm vụ mới là bắt đầu điều khiển, điều chỉnh đôi chút chính những vận động và thao tác của trẻ. Có thể nói rằng sự định hướng của trẻ vào thế giới xung quanh trước hết bằng sự vận động và thao tác với đồ vật, trên cơ sở đó mà làm phát triển các quá trình tâm lý, rồi sau đó mới có sự định hướng bằng các quá trình tâm lý. Nhờ người lớn hướng dẫn, tổ chức vận động và thao tác với đồ vật, đứa trẻ đã có những biểu tượng đầu tiên về thế giới xung quanh, làm xuất hiện những hình thái đầu tiên của hoạt động tâm lý, giúp trẻ định hướng được vào thế giới này và tạo nên những tiền đề để trẻ tiếp nhận những loại kinh nghiệm lịch sử – xã hội khác nhau ở những giai đoạn sau này.
(3) Hình thành những tiền đề để lĩnh hội ngôn ngữ
- Nhu cầu giao tiếp với người lớn và sự định hướng vào môi trường xung quanh ngày càng tăng đã làm nảy sinh khả năng nói ở trẻ. Khi giao tiếp, trẻ thường thích thú chăm chú lắng nghe và bắt chước những âm thanh trong lời nói của những người xung quanh .
Những cuộc “trò chuyện” giữa người lớn với trẻ hài nhi đã khêu gợi ở đứa trẻ những trạng thái cảm xúc tích cực, sự thích thú được giao tiếp với người lớn và bắt đầu có những phản ứng lại với những sắc thái tình cảm khác nhau trong lời nói của người lớn.
- Cuối tuổi hài nhi, mối liên hệ giữa tên đối tượng và chính bản thân đối tượng trở nên rõ ràng và phong phú hơn. Đó là hình thức đầu tiên của sự thông hiểu ngôn ngữ.
Như vậy trong quá trình giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn sự thông hiểu ngôn ngữ của trẻ dần dần mang tính tích cực hơn và trở thành một trong những phương tiện quan trọng để mở rộng khả năng giao tiếp của trẻ với những người xung quanh.
Tóm lại: Sự phát triển tâm lý của trẻ hài nhi tuy còn đơn sơ nhưng rất quan trọng. Chẳng hạn, giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo. Sự phát triển vận động, hành động với đồ vật và sự định hướng vào môi trường xung quanh và hình thành những tiền đề để lĩnh hội ngôn ngữ là tiền đề cần thiết.
Ông bà ta thường nói: “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng tuân theo quy luật phát triển đó.Mỗi mốc đó là một bước ngoặt cuộc đời của con.
Nhưng có lẽ bước ngoặt lớn nhất, là thấp thỏm, lo lắng và hạnh phúc vỡ òa khi con bắt đầu đến tuổi đi học. Cũng từ đây, con bước ra khỏi vòng tay chở che của bố mẹ để hòa nhập vào một môi trường mới hoàn toàn khác.
PHỤ HUYNH CHÚ Ý TÂM LÝ CỦA TRẺ NGAY BÂY GIỜ!
Quá trình phát triển lứa tuổi hài nhi
– Ngay từ khi mới sinh ra, ngoài những phản xạ vô điều kiện nhằm đảm bảo sự thích nghi với môi trường sống và tồn tại, trẻ em hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn.
– Người lớn không chỉ thỏa mãn những nhu cầu về mặt sinh lý: cho ăn, ngủ, tắm rửa… thì người lớn còn thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng của trẻ về thế giới xung quanh. Đứa trẻ thích thú, vui sướng khi được bế trên tay, đứa trẻ luôn nhìn thẳng vào khuôn mặt mẹ khi cho trẻ bú từ đó hình thành những ấn tượng đầu tiên của trẻ về mẹ, về người thân xung quanh. Những cử chỉ âu yếm, ánh mắt, lời nói dịu dàng giúp hình thành những xúc cảm ban đầu cho trẻ
– Trong những tháng đầu đời, trẻ chưa tự di chuyển hoặc khả năng di chuyển của trẻ còn hạn chế thì việc người lớn đưa trẻ ra ngoài môi trường cho đứa trẻ nhìn thấy nhiều sự vật, thấy được sự di chuyển của chúng, đứa trẻ có những hoạt động tìm hiểu và khám phá: sờ vào sự vật và phản ứng co rụt tay khi gặp các xúc tác lạ: nóng, lạnh, hoặc sự vật chuyển động, sự vật phát ra tiếng kêu, rung…những xúc cảm cơ bản ban đầu của trẻ được hình thành cũng xuất phát từ người lớn.
– Những phức cảm hớn hở xuất hiện trong những ngày tháng đầu đời của trẻ thể hiện thái độ xúc cảm tích cực của trẻ đối với người lớn. Sự giao tiếp tình cảm của người lớn ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm trạng cũng như hình thành tình cảm và phát triển tâm lý trẻ.
– Quá trình giao tiếp về mặt tình cảm giúp tạo nên tâm trạng tốt cho trẻ, đầu tiên trẻ nhỏ cảm thấy an tâm khi có người lớn bên cạnh, sau đó trẻ cảm nhận được tình yêu thương và điều này tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành tình cảm đạo đức cũng như nhân cách trẻ ở các lứa tuổi. – Khi ngủ dậy, trẻ khóc, khi đó chỉ cần có sự xuất hiện của người lớn hoặc tiếng nói của người lớn cũng làm đứa trẻ nín khóc, hoặc khi không còn thích chơi với đồ chơi, đứa trẻ cũng khóc để gọi người lớn. Khi nhu cầu có người lớn bên cạnh của trẻ được đáp ứng, trẻ không còn khóc quấy và lúc đó tâm trạng của trẻ đang tốt dần lên.
– Trẻ 4-6 tháng, nhu cầu giao tiếp với người lớn của trẻ đã có chọn lọc, trẻ có thể nhận ra người lạ, người quen, trẻ thường mừng rỡ khi gặp người quen, chơi cùng người quen và đôi khi sợ hãi, khóc khi gặp người lạ. Ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu phân biệt trạng thái tình cảm của người khác đối với trẻ: trẻ vui mừng khi người khác cười, vỗ tay và khóc, mếu khi nghe tiếng quát hoặc la lớn. Trẻ cũng biết thể hiện tâm trạng và cảm xúc của mình đối với người xung quanh.
– Nhu cầu giao tiếp với người lớn có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của trẻ trong giai đoạn đầu đời, tuy nhiên nhu cầu này cũng có thể đưa đến những biểu hiện tiêu cực nếu chúng ta đáp ứng lại nhu cầu đó của trẻ một cách thái quá. Người lớn luôn luôn ôm ấp, bế bé trên tay sẽ làm bé ỉ lại, không chịu vận động và hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn, không rời xa người lớn dù chỉ trong chốc lát. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm lý mà còn tác động xấu đến quá trình phát triển hệ cơ vận động của trẻ.
– Trong thời kỳ này ở trẻ cũng hình thành năng lực bắt chước hành vi của người lớn. Trẻ bắt đầu có hành động bắt chước từ tháng thứ 4-5 cho đến cuối tuổi hài nhi. Những hành động trẻ bắt trước được từ người lớn tăng dần và phong phú theo lứa tuổi của trẻ, đến cuối tuổi hài nhi, trẻ bắt chước được rất nhiều hành động của người lớn, trẻ có thể lập lại hành động của người lớn khi trẻ mới nhìn thấy và lập lại yêu cầu của người lớn những hành động trẻ thường thấy và thường làm. Ở giữa đến cuối tuổi hài nhi, trẻ bắt đầu hiểu được tiếng nói và yêu cầu đơn giản của người lớn. Nhu cầu hiểu tiếng nói và đáp lại tiếng nói của người lớn bắt đầu xuất hiện và ngày càng tăng. Nhu cầu được thể hiện ý muốn bằng ngôn ngữ cũng xuất hiện và bắt đầu bằng những ngôn ngữ đầu đời của trẻ: baba, chacha, măm măm, và những âm thanh phát ra từ cổ trẻ một cách chưa rõ ràng.
– Như vậy, trong giai đoạn này, người lớn không chỉ thỏa mãn nhu cầu giao tiếp về tình cảm đối với trẻ mà còn dạy trẻ hoạt động với đồ vật, khám phá đồ vật và tham gia hoạt động đối với đồ vật khi trẻ bắt trước. Tích cực giao tiếp bằng ngôn ngữ và làm hành động mẫu cho trẻ là một trong những yếu tố kích thích sự phát triển của trẻ.
– Thời kỳ này, nhu cầu giao tiếp của trẻ với người lớn ngày càng cao nhưng khả năng giao tiếp của trẻ lại bị hạn chế. Chính vì vậy, nhu cầu am hiểu lời nói của người lớn và khả năng diễn tả lời nói bắt đầu hình thành và phát triển nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu giao tiếp với người lớn và khả năng giao tiếp của trẻ
https://www.facebook.com/phanhieutcmiendong/
http://aitech.edu.vn/